Giỏ hàng

TÌM VỀ NGUỒN GỐC CỦA LÁ CỜ LỄ HỘI

02/12/2023
Tin tức

Vào những ngày gần lễ, khi bạn bè ai nấy cũng nôn nao chờ đón đợt nghỉ dài ngày để du lịch, để đi đâu đó xả stress… còn tôi lại nhận được một cuộc điện thoại của khách hàng đặt 05 lá cờ ngũ sắc với kích thước khá lớn.

Lúc đầu tôi băn khoăn, lưỡng lự nhưng cuối cùng cũng quyết định nhận, đây là lần đầu tiên tôi nhận  may lá cờ ngũ sắc to như thế trong thời gian rất gấp(chỉ còn 02 ngày phải giao để kịp treo trong dịp lễ).

Sau nhiều cố gắng, cuối cùng tôi cũng đã hoàn thành giao hai lá cờ trước cho khách hàng treo trong dịp lễ (theo mẫu cờ do đơn vị đặt cung cấp).

Khi lá cờ được treo lên, tôi ngắm nghía thành quả sau hai ngày cố gắng và nỗ lực của mình, lòng khấp khởi niềm vui. Nhưng rồi bỗng tôi phát hiện 1 điều gì đó không ổn, sao lá cờ lại có 4 màu, tôi đã may đúng như cờ mãu của khách cơ mà? Vậy là từ trước đến giờ khách hàng mình dùng lá cờ chưa chuẩn xác? đã gọi là cờ “ngũ sắc” thì phải là 5 màu chứ? Câu hỏi này đã thôi thúc tôi phải tìm hiểu để có câu trả lời cho những trăn trở của mình.

Suốt đêm hôm ấy tôi nhờ giáo sư Google tìm giúp những thông tin, những bài viết liên quan đến cờ ngũ sắc, từ những câu hỏi đáp của yahoo, của các diễn đàn, từ bài phân tích của trang Web lyhocdongphuong và rồi đến thông tin ở wikipedia…tất cả đều cho rằng 05 màu của lá cờ có liên quan đến học thuyết ngũ hành màu (Kim – trắng, Mộc- Xanh lá, Thủy – đen hoặc xanh dương, Hỏa – đỏ và Thổ - vàng).

Lúc đầu tôi cũng gật gù thỏa mản vì những giải thích khá hợp lý, 05 màu ấy cùng trùng với năm hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Nhưng càng đọc tôi càng thấy tất cả những giải thích ý nghĩa, cách sắp xếp bố trí màu của lá cờ trong tài liệu tôi tìm được vẫn chưa có cái nào có tính thuyết phục (chưa có căn cứ) hoặc chưa có ý kiến nào đồng nhất. Vì vậy tôi quyết định một chuyến đi thực tế.

Tôi nghĩ ngay đến những điểm sẽ đến là các Đình, chùa vì nơi này thường dùng cờ ngũ sắc nên chắc cũng tìm hiểu được ít nhiều thông tin. Điểm đầu tiên tôi tới là Đình Tân Lân, nhưng không may mắn vì tôi không gặp được ai để hỏi, tôi lại quay xe chạy sang Thất Phủ Cổ Miếu (chùa Ông) ở xã Hiệp Hòa.

Tại đây tôi được gặp Chú Hứa Gia Tài, thành viên của Bang Phúc Kiến trong Ban Trị sự của chùa, chú cho tôi biết những là cờ ngũ sắc ở đây chủ yếu là hình Tam Giác, các màu của lá cờ thì sắp xếp tùy hứng, miễn sao đủ 05 màu cho sặc sỡ (cái thì màu đỏ ở giữa, cái thì màu hồng, cái thì xanh, vàng…), mẫu cờ do những người đi trước để lại, cũ thì mang lên Sài Gòn họ bán cho theo mẫu. Như vậy ý nghĩa vì sao cờ ngũ sắc có 05 màu và cách sắp xếpp như thế nào ngay cả những người dùng thường xuyên cũng không biết rõ.

Tôi ra về với những suy tư, trăn trở…làm thế nào để biết và tư vấn cho khách hàng đặt những lá cờ chính thống đây? Làm thế nào để trong những ngày lễ hội, chúng ta dùng lá cờ cho đúng với ý nghĩa truyền thống của dân tộc?

Tôi chợt nghĩ đến Thầy, người đã từng giảng cho lớp chúng tôi những kiến thức về chuyên ngành Quản lý lễ hội, Tiến sĩ Bùi Hoài Sơn, Phó viện trưởng Viện Văn học nghệ thuật Việt Nam. Sau khoảng 30 phút khi tôi gọi điện nhờ thấy giúp đỡ, thầy đã mail gởi cho tôi tài liệu thật quý giá, đó là những trang sách của tác giả Đức Chính “Tản mạn về lá cờ”

Tôi mừng như vừa vớ được cục vàng quý, đọc đi đọc lại, đọc tới đọc lui và cuối cùng tôi đã hiểu được nguồn gốc của lá cờ Ngũ sắc chính thống của nước Đại Việt.

“Cờ ngũ sắc hay cờ Lễ hội: hình vuông hay tam giác, có năm màu lồng vào nhau, trong cùng màu vàng, đến màu đỏ, màu xanh lá, màu trắng và màu xanh lam”

Màu lá cờ có màu vàng ở giữa màu chính thống cho cờ lễ, đó là màu đại diện cho Việt Nam.

“Các màu này không tuân thủ theo ngũ hành mà có nguồn gốc xa xưa từ Mật tông Tây Tạng truyền thừa vào nước ta. Năm hình vuông đó chính là năm kim cang giới mạn - đà - la Ngũ trí Phật, mỗi màu tượng trưng cho một vị Phật: Trung ương là Đại Phật màu trắng, phía Đông A Súc Bệ Phật (còn gọi là Bất Động Phật) màu xanh lam, phía Nam là Bảo Sanh Phật màu vàng, phía Tây là A - di - đà Phật màu đỏ và phía Bắc là Bất Không Thành Tựu Phật màu xanh lục.Nguyên Lai Mạn - đà - la của Bà La môn giáo hình tròn, sang Phật giáo biến cách có khi tròn, có khi vuông hay tam giác nên lá cờ ngũ sắc thường là vuông hay tam giác. Thứ đến do vị trí Việt Nam ở hướng Nam Tây Tạng nên lấy màu vàng làm chủ đạo và đồng thời lý giải vì sao có đến hai màu xanh…”

Thêm nữa, điều này kiến giải vì sao tâm thức Việt hay lấy màu vàng làm nền mà ít ai quan tâm nguyên do; ví dụ khi nói đến bà Triệu là “Đấu voi phất ngọn cờ vàng”, Văn học không thiếu màu cờ này, Nguyễn Nhược Pháp mô tả cảnh Nguyễn Biểu từ giã Vua Trùng Quang đi sứ, có câu:

“Sứ bỗng nhìn quanh buồn ủ rũ

Xa xa ngọn cờ vàng phất phơ”

Cho nên cờ Đời Nguyễn, với tầng lớp Nho học cao thâm lựa chọn, luôn lấy màu vàng làm nền. Lẽ đương nhiên một người học rộng hiểu sau như Trần Trọng Kim không phải không suy nghĩ khi lên làm thủ tướng đã chọn nền màu vàng cho quốc kỳ có quẻ ly màu đỏ…” 

Với những nội dung nghiên cứu tài liệu trên của tác giả Đức Chính, với hình ảnh lá cờ lớn nhất được dùng trong Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Hà Nội, tôi đã có thể hiểu phần nào về ý nghĩa cũng như cách sắp xếp màu của lá cờ ngũ sắc sao cho đúng.

Cờ ngũ sắc hay còn gọi là cở lễ hội có hình vuông hoặc hình tam giác,  gồm 05 màu với cách sắp xế như sau: Vàng – Đỏ - Xanh lá – Trắng – Xanh Lam; viền ngoài tua rìa là màu đỏ.

                                                                                                Hải Yến

0.0           0 đánh giá
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
TÌM VỀ NGUỒN GỐC CỦA LÁ CỜ LỄ HỘI

Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho chúng tôi! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

Gửi ảnh thực tế

Chỉ chấp nhận JPEG, JPG, PNG. Dung lượng không quá 2Mb mỗi hình

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

Bài viết liên quan